๑۩۞۩๑ GIỚI TRẺ XỨ VẠN PHÚC๑۩۞۩๑
Chào mừng đến với diễn đàn :giới trẻ xứ Vạn Phúc".
Hãy đến và cùng chia sẻ, giao lưu, kết bạn cùng chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng chào đón.
Chúc các bạn luôn vui vẻ, mạnh khỏe và thành đạt trong cuộc sống.

BQT diễn đàn xin thông báo:
Để xem được đầy đủ nội dung và có một số chức năng đặc biệt giành cho các thành viên của diễn đàn. Các bạn hãy đăng ký làm thành viên của diễn đàn để có được các quyền lợi và nhiều tiện ích đó.
๑۩۞۩๑ GIỚI TRẺ XỨ VẠN PHÚC๑۩۞۩๑
Chào mừng đến với diễn đàn :giới trẻ xứ Vạn Phúc".
Hãy đến và cùng chia sẻ, giao lưu, kết bạn cùng chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng chào đón.
Chúc các bạn luôn vui vẻ, mạnh khỏe và thành đạt trong cuộc sống.

BQT diễn đàn xin thông báo:
Để xem được đầy đủ nội dung và có một số chức năng đặc biệt giành cho các thành viên của diễn đàn. Các bạn hãy đăng ký làm thành viên của diễn đàn để có được các quyền lợi và nhiều tiện ích đó.
๑۩۞۩๑ GIỚI TRẺ XỨ VẠN PHÚC๑۩۞۩๑
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

๑۩۞۩๑ GIỚI TRẺ XỨ VẠN PHÚC๑۩۞۩๑

|̲̲̲͡͡͡ ̲▫̲͡ ̲̲̲͡͡π̲̲͡͡ ̲̲͡▫̲̲͡͡ ̲|̡̡̡̡̡͡ ̡ ̴̡ı̴̡̡ *̡͌l̡*̡̡ YÊU THƯƠNG ĐOÀN KẾT_*̡͌l̡*̡̡ ̴̡ı̴̴̡ ̡̡͡|̲̲̲͡͡͡ ̲▫̲͡ ̲̲̲͡͡π̲̲͡͡ ̲̲͡▫̲̲͡͡ ̲|
 
Trang ChínhTin Công Giáo TLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Các wed công giáo.

Hội đồng Giám Mục Việt Nam

Tổng GP Hà Nội

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thanh Hóa

Giáo phận Lạng Sơn

Giáo phận Vinh

Giáo phận Hải Phòng

Giáo phận Nha Trang

Giáo phận Đà Lạt

Giáo phận Phan Thiết

Giáo phận Cần Thơ

Giáo phận Phú Cường

Tổng Giáo phận Huế

Giáo phận Phú Yên

Giáo phận Vĩnh Long

Giáo phận Mỹ Tho

Giáo phận Long Xuyên

Giáo phận Ban Mê Thuột

Tổng Giáo phận Sài Gòn

Giáo phận Đà Nẵng

Radio Mẹ hằng cứu giúp

Mẹ hằng cứu giúp

Nữ vương công lý

Đài tiếng nói Hoa Kỳ

Đài phát thanh quốc tế Pháp

Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

Công Giáo Việt Nam

Thông tấn xã Công Giáo VN

Công Giáo Việt Nam

Đài phát thanh chân lý Á Châu

Truyền thông Công Giáo

Ủy ban Kinh Thánh

Ủy ban mục vụ Gia Đình

Ủy ban mục vụ di dân

Thánh Linh

Dân Chúa

Dân Chúa USA

Truyền Hình Công Giáo

Vatican Tiếng Việt

BBC Tiếng Việt
Sưu tập.
Phương thức lần hạt mân côi
117 Thánh tử đạo Việt Nam
Danh Sách Các Ðức Hồng Y, Tổng Giám Mục
Ảnh Các Tông Đồ của Chúa Giê-su (Apostles )
Hạnh các thánh
Kinh đọc hằng ngày
Gợi ý xét mình
101 Giai thoại các thánh
Các Thánh Dành Cho Bạn Trẻ
- Hãy Bảo Vệ Sự Sống -

 

 (video) Đàng Thánh giá (Suy niệm) Phần III

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 210
Join date : 11/01/2010

(video) Đàng Thánh giá (Suy niệm) Phần III Empty
Bài gửiTiêu đề: (video) Đàng Thánh giá (Suy niệm) Phần III   (video) Đàng Thánh giá (Suy niệm) Phần III Mlry1uMon Apr 05, 2010 3:58 pm


Chặng thứ Mười Một
Chúa Giêsu hứa thiên đàng cho người trộm lành

Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: "Ông không phải là Đấng Kitô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với! " Nhưng tên kia mắng nó: "Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái! "

Rồi anh ta thưa với Đức Giêsu: "Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!”

"Và Người nói với anh ta: "Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên Thiên Đàng."

(Lc 23:39-43)

Suy Niệm:

Những giây phút còn lại đang dần qua khi Chúa Giêsu tiến gần đến cái chết; sức sống và sức mạnh của Ngài đang kiệt dần. Tuy thế, Ngài vẫn còn chút sức lực để thực hiện cử chỉ yêu thương cuối cùng cho một trong hai người bị kết án tử hình là những người đang bên cạnh Ngài trong giờ phút bi thảm này, khi mặt trời công chính còn cao vời vợi trên thiên quốc. Giữa Chúa Kitô và con người đó, một cuộc đàm thoại ngắn ngủi đã diễn ra, với hai câu thiết yếu.

Đầu tiên là lời thỉnh cầu của người tội phạm mà truyền thống thường gọi là người “trộm lành”, người đã hoán cải trong giờ phút cuối cùng của cuộc đời. “Ông Giêsu ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi!” Hầu như anh ta đang xướng lên một phiên bản “Kinh Lạy Cha” của cá nhân anh với lời cầu “Nước Chúa trị đến!”. Nhưng anh ta đọc kinh ấy trực tiếp với Chúa Giêsu, kêu tên Người, một danh xưng có ý nghĩa ngoại thường trong giờ phút đó: “Thiên Chúa cứu chuộc”. Sau đó là một lời thỉnh cầu “Xin nhớ đến tôi!”. Trong ngôn ngữ của Thánh Kinh động từ này có một lực đặc biệt chuyển tải nhiều hơn từ “nhớ” không có chút sắc mầu nào của chúng ta. Đó là từ thở ra sự xác tín như thể nói: “Xin giữ gìn tôi, xin đừng bỏ tôi, như bằng hữu nâng đỡ và bảo vệ tôi!”.

Rồi có tiếng đáp lại của Chúa Giêsu, nhanh chóng và như một lời thì thầm: “Hôm nay anh sẽ ở với tôi trên nước Thiên Đàng”. Từ “Thiên Đàng” này rất hiếm thấy trong Thánh Kinh. Thật vậy, từ này chỉ xuất hiện hai lần nữa trong Tân Ước [37]. Trong nghĩa nguyên thủy từ này gợi ra một khu vườn huy hoàng và đầy hoa trái. Đó là hình ảnh đẹp của Vương Quốc ánh sáng và hòa bình mà Chúa Giêsu đã công bố trong những lời rao giảng, và đã hé mở với những phép lạ của Ngài, cũng như sẽ nhanh chóng xuất hiện trong vinh quang Phục Sinh. Đó là mục tiêu của cuộc hành trình khó nhọc của chúng ta xuyên suốt lịch sử, đó là sự viên mãn của cuộc sống, đó là sự thân mật trong vòng tay Thiên Chúa. Đó là hồng ân chung cuộc Chúa Kitô trao cho chúng ta, trong sự hy sinh đến chết trên thập giá của Ngài để mở ra vinh quang phục sinh.

Trong ngày đau khổ và đớn đau này, hai người bị đóng đinh ấy không nói gì khác, nhưng vài lời thốt lên từ trong cổ họng khô kiệt của họ vang dội đến ngày nay. Những lời này còn tiếp tục vang dội như một dấu chỉ của hy vọng và ơn cứu độ cho những ai đã phạm tội nhưng cũng đã tin và tín thác ngay cả trước đường biên cuối cùng của cuộc đời.

[37] x. 2 Cr 12:4; Kh 2:7.
Lm. Giuse Đồng Văn Vinh


Chặng thứ Mười Hai
Chúa Giêsu trên thập giá, Mẹ và người môn đệ

Đứng gần thập giá Đức Giêsu, có thân mẫu Người, chị của thân mẫu, bà Maria vợ ông Cơlôpát, cùng với bà Maria Mácđala. Khi thấy thân mẫu và môn đệ mình thương mến đứng bên cạnh, Đức Giêsu nói với thân mẫu rằng: "Thưa Bà, đây là con của Bà."

Rồi Người nói với môn đệ: "Đây là mẹ của anh."

Kể từ giờ đó, người môn đệ rước bà về nhà mình.

(Ga 19:25-27)

Suy Niệm:

Mẹ đã bắt đầu phải đứng cách xa Con từ lúc Chúa Giêsu lên Mười Hai khi Ngài nói rằng Ngài có một nhà khác và một sứ vụ khác phải chu toàn, nhân danh Thiên Chúa Cha trên trời. Nhưng giờ đây Mẹ Maria đứng trước khoảng khắc phải xa con hoàn toàn. Vào giờ phút đó, có nỗi đau xé lòng của những bà mẹ phải chứng kiến điều trái với tự nhiên là người tóc bạc đưa người tóc xanh. Nhưng Thánh Sử Gioan xóa bỏ mọi giọt lệ trên khuôn mặt khổ đau, làm câm nín mọi tiếng kêu bi thương từ môi Mẹ, và cũng không để Mẹ buông mình ngã nhào xuống đất trong tuyệt vọng.

Trái lại, sự im lặng thình lình bị đánh tan bởi một tiếng nói từ trên thánh giá và từ đôi môi Con Mẹ đang hấp hối. Hơn là một di chúc thông thường: đây là một mạc khải đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời Mẹ Ngài. Sự phân ly tột cùng do cái chết đó không phải là một chung cuộc cằn cỗi nhưng đem lại hoa trái không ngờ như việc sinh con của một bà mẹ. Như chính Chúa Giêsu đã nói vài giờ trước đó, trong buổi chiều cuối cùng của cuộc đời tại thế của Ngài: “Khi sinh con, người đàn bà lo buồn vì đến giờ của mình; nhưng sinh con rồi, thì không còn nhớ đến cơn gian nan nữa, bởi được chan chứa niềm vui vì một con người đã sinh ra trong thế gian”[38].

Mẹ Maria trở lại làm một bà mẹ: không phải tình cờ mà trong một vài hàng của trình thuật Phúc Âm từ “mẹ” này đã xuất hiện đúng năm lần. Mẹ Maria trở lại làm một người mẹ và con Mẹ sẽ là tất cả những ai giống như “người môn đệ được yêu”, nghĩa là, tất cả những ai đặt mình dưới áo choàng ơn cứu độ của Chúa và theo Chúa Giêsu trong lòng tin và tình yêu mến.

Từ khoảng khắc đó, Mẹ Maria không còn đơn côi nữa. Mẹ trở thành hiền mẫu của Giáo Hội, một cộng đoàn đông đúc thuộc mọi ngôn ngữ, dân tộc và quốc gia, những người theo dòng thời gian sẽ cùng với mẹ quây quần bên thánh giá Chúa Kitô, người Con đầu lòng của Mẹ. Từ khoảng khắc đó, chúng ta bước cùng Mẹ trên những nẽo đường của hành trình đức tin, chúng ta ngụ cùng với Mẹ trong ngôi nhà Thánh Thần đã thổi trong ngày lễ Ngũ Tuần, chúng ta ngồi vào bàn nơi bẻ bánh Thánh Thể, và chúng ta trông đợi ngày Con Mẹ lại đến đưa chúng ta vào vinh quang muôn đời.

[38] Ga 16:21.
Lm. Phêrô Nguyễn Minh Thúy


Chặng thứ Mười Ba
Chúa Giêsu chết trên thánh giá

Bấy giờ đã gần tới giờ thứ sáu, thế mà bóng tối bao phủ khắp mặt đất, mãi đến giờ thứ chín. Mặt trời ngưng chiếu sáng. Bức màn trướng trong Đền Thờ bị xé ngay chính giữa. Đức Giêsu kêu lớn tiếng: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha. Nói xong, Người tắt thở”.

Thấy sự việc xảy ra như thế, viên đại đội trưởng cất tiếng tôn vinh Thiên Chúa rằng: "Người này thực là người công chính! "

(Lc 23:44-47)

Suy Niệm:

Lúc bắt đầu cuộc hành trình của chúng ta, màn đêm đã buông xuống trên thành Giêrusalem; giờ đây bóng tối của nhật thực trải dài như chiếc khăn liệm trên đồi Gôngôtha. “Quyền năng của tối tăm” [39] dường như che kín mảnh đất nơi Thiên Chúa đang hấp hối. Vâng, Con Thiên Chúa, để biến thành phàm nhân và huynh đệ thực sự với chúng ta, cũng phải uống chén sự chết, cái chết đã thực sự ghi dấu trên mỗi một hậu duệ của Ađam. Và vì thế Chúa Kitô “đã trở nên giống anh em của Người trong mọi phương diện” [40]; Ngài trở nên hoàn toàn như một người trong chúng ta, đứng bên phía chúng ta ngay cả trong cuộc vật lộn cuối cùng giữa sự sống và cái chết. Một cuộc vật lộn có lẽ ngay lúc này đây đang xảy đến cho một người nam hay nữ nào đó trong thành phố Rôma này, và trong vô số những thành phố và làng mạc khắp nơi trên thế giới.

Đây không còn là một Thiên Chúa Hy Lạp và La Mã, vô cảm và xa cách, như một hoàng đế biệt cư trong những khung trời mạ vàng trong Thành Đô của mình. Trong Chúa Kitô đang hấp hối, Thiên Chúa giờ đây được tỏ lộ như một Đấng yêu thương tha thiết tạo vật của mình, ngay cả đến độ tự giam cầm mình trong biên giới tranh tối tranh sáng của khổ đau và cái chết. Thập giá vì thế trở thành một dấu chỉ nhân loại phổ quát nói lên sự cô đơn của cái chết, sự bất công và sự dữ. Nhưng đó cũng chính là một dấu chỉ thiên linh phổ quát cho hy vọng được thỏa mãn các trông đợi của mỗi một viên đại đội trưởng, nghĩa là của mỗi một người không nghỉ yên và đang kiếm tìm.

Trên thập giá ngút cao, lúc đang hấp hối trên giá treo ấy, Chúa Giêsu, trong lúc đang thở hắt ra những hơi thở cuối cùng, vẫn không ngừng là Con Thiên Chúa. Như vậy, vào giờ phút đó, mọi kinh nghiệm khổ đau và cái chết của nhân loại được Thiên Chúa đón nhận lấy. Mỗi kinh nghiệm khổ đau và cái chết của nhân loại được phủ bằng hào quang của sự bất tử, một mầm mống của sự sống đời đời được cấy vào trong nó, rạng ngời một ánh sáng thiên linh.

Như thế, dù không mất đi tính chất bi thảm của nó, cái chết giờ đây hé mở một khuôn mặt mới đầy bất ngờ: nó có chính đôi mắt của Thiên Chúa Cha trên trời. Chính vì thế trong giờ sau hết Chúa Giêsu đã bật lên một lời cầu đánh động con tim: “Lạy Cha, con xin phó thác hồn con trong tay Cha”. Chúng ta cũng hãy khẩn nài lời thỉnh cầu này cho chính mình như trong một bài thơ đầy tính nguyện cầu của một nữ thi sĩ: [41] “Lạy Cha, xin những ngón tay Cha cũng khép những bờ mi con lại/ Cha là một người Cha của con, hãy nhìn con như một người Mẹ hiền / bên giường của đứa con hiền đang say ngủ / Lạy Cha, xin hãy đến cùng con và ẳm con trong cánh tay Cha”.

[39] Lc 22:53.
[40] Dt 2:17.
[41] Marie Noel, Bài Ca và Thời Khắc (1930).
Lm Phêrô Nguyễn Văn Toàn





Chặng thứ Mười Bốn
Táng xác Chúa Giêsu trong mồ

Khi ấy có một người tên là Giuse, thành viên của Thượng Hội Đồng, một người lương thiện, công chính. Ông đã không tán thành quyết định và hành động của Thượng Hội Đồng. Ông là người thành Arimathêa, một thành của người Do Thái, và cũng là người vẫn mong chờ Nước Thiên Chúa. Ông đến gặp tổng trấn Philatô để xin thi hài Đức Giêsu. Ông hạ xác Người xuống, lấy tấm vải gai mà liệm, rồi đặt Người vào ngôi mộ đục sẵn trong núi đá, nơi chưa chôn cất ai bao giờ. Hôm ấy là áp lễ, và ngày Sabát bắt đầu ló rạng.

(Lc 23:50-54).

Suy Niệm:

Được bọc trong “khăn liệm”, thân xác bị đóng đanh bầm dập của Chúa Giêsu từ từ tuột khỏi đôi bàn tay yêu thương và nhân ái của ông Giuse thành Arimathêa để được đặt trong mồ đục sẵn trong núi đá. Trong các giờ thinh lặng sau đó, Chúa Giêsu sẽ thực sự giống như mọi người nam nữ đang đi vào bóng tối của cõi chết, của sự cứng đờ tứ chi, của chung cục. Tuy nhiên trong buổi hoàng hôn của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh đó đã có cái gì đó trên không trung. Thánh Sử Luca ghi nhận rằng “ngày Sabát bắt đầu ló rạng”; đèn đã nhấp nháy bên trong cửa sổ nhiều ngôi nhà trong thành Giêrusalem.

Đêm vọng, được người Do Thái tuân giữ trong ngôi nhà của họ, đã thực sự là một biểu tượng của hy vọng cho những người phụ nữ, cho người môn đệ bí mật của Chúa Giêsu là ông Giuse thành Arimathêa, và các môn đệ khác. Một trông đợi giờ đây dâng lên làm ấm cúng trong lòng mỗi tín hữu, những người đang đứng trước một ngôi mộ hay đang cảm thấy bàn tay lạnh lẽo của bệnh tật hay cái chết sờ vào mình. Đó là một trông đợi cho một rạng đông mới mẻ và khác hẳn mà chỉ trong một vài giờ nữa, khi ngày Sabát đã đi qua, sẽ hiện ra trước mắt chúng ta, những đôi mắt của những người theo Chúa.

Khi ngày đó mở ra, trên con đường trước nấm mồ chúng ta sẽ gặp gỡ một thiên thần, người sẽ nói với chúng ta: “Tại sao các ngươi tìm người sống giữa kẻ chết? Ngài không còn ở đây nữa, nhưng đã sống lại rồi” [42]! Và khi chúng ta trở về nhà, Chúa Giêsu Phục Sinh sẽ đến gần và cùng đi với chúng ta, sẽ lưu ngụ cùng nhà với chúng ta và bẻ bánh tại bàn với chúng ta[43]. Rồi chúng ta cũng sẽ cầu nguyện với những lời đầy lòng tin trong bài cuộc Thương Khó theo Thánh Matthêu do một trong những nhạc sĩ tài danh nhất nhân loại sáng tác: [44]

“Dù tim con ứa lệ vì Chúa Giêsu nói lời ly biệt, nhưng di chúc của Người ban cho con niềm vui. Người để lại trong tay con một kho tàng vô giá, Mình và Máu Người. Ôi Chúa Cứu Thế của con, con muốn dâng lên Người tim con để Người ngự xuống đó! Con muốn chìm sâu trong Ngài! Nếu thế giới quá nhỏ với Chúa thì với con, chỉ Chúa thôi đã quá nhiều hơn cả thế giới và trời cao”.

[42] Lc 24:5-6.
[43] Lc 24:13-32.
[44] Johann Sebastian Bach, Cuộc Thương Khó theo Thánh Matthêu, BWV 244, Nos. 18-19.
Phó tế Đỗ Huy Nhật Quỳnh

Chặng thứ Mười Lăm
Chúa Giêsu Phục Sinh
1.Crucem tuam adoramus, Domine! - Lạy Chúa, chúng con thờ lạy Thánh Giá Chúa!
ở cuối của lời cầu xúc động này về cuộc Vượt Qua của Đức Kitô, tia nhìn của chúng ta vẫn hướng về Thánh Giá Chúa. Chúng ta suy niệm trong đức tin mầu nhiệm cứu độ được mạc khải cho chúng ta. Khi chết đi, Đức GiêSu vén lên bức màn trước mắt chúng ta, và giờ đây Thánh Giá đứng thẳng trên thế giới trong tất cả sự huy hoàng của nó. Sự yên lặng đem lại an bình của Đấng mà sự dữ thế gian đã treo lên Cây này đang hé lộ ra hòa bình và yêu thương. Trên Thánh Giá, Con Người đã chết, mang theo với Ngài gánh nặng của mọi khổ đau và bất công nhân thế. Trên đồi Golgotha, Đấng, mà qua cái chết của Ngài đã cứu rỗi thế giới, chết vì chúng ta.
2."Họ sẽ nhìn ngắm Đấng mà họ đâm thâu qua" (Ga 19,37)
Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh chứng kiến những lời các tiên tri được nên trọn, những lời mà Thánh Sử Gioan, một chứng nhân tận mắt, đã thấy được sự chính xác khi suy niệm trong lòng, Thiên Chúa làm người, Đấng vì yêu thương đã chấp nhận hình phạt nhục nhã nhất mà bao nhiêu chủng tộc và các nền văn hóa ngày nay đang chứng kiến. Khi tia nhìn của họ được dẫn dắt bởi cảm nhận sâu sắc của đức tin, họ nhận ra trong Đấng Bị Đóng Đinh một "chứng nhân" vô địch của yêu thương.
Từ Thánh Giá, Đức Giêsu gom lại thành một dân tộc, Dân Do Thái và Dân Ngoại, hiển thị ý chí của Cha Ngài trên trời muốn tạo ra một gia đình duy nhất cho nhân loại được tụ họp dưới Danh Ngài.
Trong nỗi đau tê tái của Người Đầy Tớ Thống Khổ, chúng ta đã nghe thấy tiếng kêu khải hoàn của Thiên Chúa Trỗi Dậy. Đức Kitô trên cây Thánh Giá là nhân loại mới đã được chuộc khỏi gánh nặng của tội lỗi và sự chết. Bất chấp những bóp méo và ngộ nhận của lịch sử, có thể có, chúng ta biết rằng nếu bước theo chân của Người Nazarét bị đóng đinh này, chúng ta sẽ đạt được mục đích. Giữa những xung đột của một thế giới thống trị bởi ích kỷ và thù hận, chúng ta như những tín hữu, được kêu gọi để công bố vinh quang của Yêu Thương. Hôm nay, Thứ Sáu Tuần Thánh, chúng ta làm chứng cho vinh quang của Đức Kitô bị đóng đinh.
3. Lạy Chúa, chúng con thờ lạy Thánh Giá Chúa!
Vâng, chúng con thờ lạy Ngài, Lạy Chúa, Đấng đã bị treo trên Thánh Giá giữa trời và đất, Đấng Trung Gian duy nhất của ơn cứu độ chúng con. Thánh Giá Ngài là bích chương của vinh quang chúng con!
Chúng con thờ lạy Ngài, Con của Đức Trinh Nữ Rất Thánh, đang đứng bất khuất bên cạnh Thánh Giá, can đảm chia sẻ trong lễ hy sinh cứu chuộc của Ngài.
Qua Gỗ Thánh Giá trên đó Ngài bị đóng đinh, niềm vui đã đến với toàn thế giới - propter Lignum venit gaudium in universo mundo. Hôm nay chúng con tất cả nhận thức hơn về điều này khi tia nhìn của chúng con được nâng về phía sự kỳ diệu khôn tả của sự Phục Sinh của Chúa. "Chúng con thờ lạy Thánh Giá Chúa. Lạy Chúa, chúng con tán tụng và thờ lạy sự Phục Sinh thánh thiện của Ngài"
LM Gioan Trần Công Nghị
Lời tri ân của ban biên soạn videos 14 Chặng Đàng Thánh Giá
VietCatholic đã hoàn thành xong videos Chặng Đàng Thánh Giá với sự cộng tác của đông đảo quý cha, quý tu sĩ nam nữ, và anh chị em giáo dân nhiều nơi trên thế giới, từ Los Angeles, Sydney, Melbourne, Adelaide cho tới Perth.

Trước thềm năm mới xin gởi đến quý cha, quý tu sĩ nam nữ, và anh chị em tham gia trong đề án này lời tri ân chân thành và lời cầu chúc Năm Mới hạnh phúc, an bình, thịnh đạt và muôn sự như ý.

Xin Thiên Chúa là Cha toàn năng trả công bội hậu cho quý cha, quý tu sĩ nam nữ, và anh chị em đã hy sinh thời gian, công sức giúp VietCatholic hoàn thành chương trình này.

Ngày thứ Tư Lễ Tro chúng tôi sẽ chính thức “trình làng” một chương trình trên Net chạy bằng Silverlight với toàn bộ 14 Chặng Đàng Thánh Giá. Tuy nhiên, nếu quý vị độc giả muốn xem qua thì có thể xem thử tại đây bằng cách nhấn vào các dòng links.

1) Video 1: Lời nguyện khai mạc – Lm Gioan Trần Công Nghị Giám Đốc VietCatholic Network, Claremont, California
2) Video 2: Chặng thứ Nhất – Lm Francis Lý Văn Ca – Chánh Xứ Lockridge, Perth, Australia
3) Video 3: Chặng thứ Hai – Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng – Phó Giám Đốc VietCatholic – Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu, Melbourne, Australia,
4) Video 4: Chặng thứ Ba – Lm Nhạc Sĩ Văn Chi – Phó Giám Đốc VietCatholic, Sydney, Australia
5) Video 5: Chặng thứ Tư – Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm – Quản Nhiệm cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Nam Úc, Adelaide, Australia
6) Video 6: Chặng thứ Năm – Lm Phêrô Nguyễn Minh Thúy – Chánh xứ St. Columban, Bayswater, Perth, Australia
7) Video 7: Chặng thứ Sáu – Lm Giuse Đồng Văn Vinh – Chánh xứ Greenwood, Perth, Australia
8) Video 8: Chặng thứ Bẩy – Lm Francis Lý Văn Ca – Chánh Xứ Lockridge, Perth, Australia
9) Video 9: Chặng thứ Tám - Lm Phêrô Nguyễn Văn Toàn, Dòng Đaminh, Perth, Australia
10) Video 10: Chặng thứ Chín - Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng – Phó Giám Đốc VietCatholic – Chủ Nhiệm Nguyệt San Dân Chúa Úc Châu, Melbourne, Australia,
11) Video 11: Chặng thứ Mười – Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm – Quản Nhiệm cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Nam Úc, Adelaide, Australia
12) Video 12: Chặng thứ Mười Một – Lm Giuse Đồng Văn Vinh – Chánh xứ Greenwood, Perth, Australia
13) Video 13: Chặng thứ Mười Hai – Lm Phêrô Nguyễn Minh Thúy – Chánh xứ St. Columban, Bayswater, Perth, Australia
14) Video 14: Chặng thứ Mười Ba - Lm Phêrô Nguyễn Văn Toàn, Dòng Đaminh, Perth, Australia
15) Video 15: Chặng thứ Mười Bốn – Phó Tế Đỗ Huy Nhật Quỳnh, Greenwood, Perth, Australia

Chúng tôi chân thành cám ơn quý anh: Đồng Văn Vượng (Perth), Huy Hoàng (Melbourne), Xuân Minh (Sydney), Anh Vĩnh (Adelaide), Anh Công (Adelaide) và Anh Hoa (Claremont – California) đã giúp quay video.
Lm. Gioan Trần Công Nghị
Về Đầu Trang Go down
https://gioitrevanphuc.forumvi.com
 
(video) Đàng Thánh giá (Suy niệm) Phần III
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» (video) Đàng Thánh giá (Suy niệm) Phần IV
» (video) Đàng Thánh giá (Suy niệm) Phần I
» (video) Đàng Thánh giá (Suy niệm) Phần II
» Tìm hiểu về Thánh lễ - phần 1
» 14 CHẶNG ĐÀNG THÁNH GIÁ CHÚA GIÊSU

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
๑۩۞۩๑ GIỚI TRẺ XỨ VẠN PHÚC๑۩۞۩๑ :: Thư giãn. :: Video :: Film công giáo.-
Chuyển đến 
Xem video
Video Đức Cố Thánh Cha Gioan-Phaolô II

(video) Đàng Thánh giá (Suy niệm)

(video) Cuộc đời Thánh Donbosco
Dự báo thời tiết.

Thủ đô Hà Nội
Ha Noi
Cố đô Huế
Co Do Hue
Tp Ðà Nẵng
Da Nang
Tp Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh
Lịch
Chia sẻ thông tin.
Wed liên kết.