๑۩۞۩๑ GIỚI TRẺ XỨ VẠN PHÚC๑۩۞۩๑
Chào mừng đến với diễn đàn :giới trẻ xứ Vạn Phúc".
Hãy đến và cùng chia sẻ, giao lưu, kết bạn cùng chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng chào đón.
Chúc các bạn luôn vui vẻ, mạnh khỏe và thành đạt trong cuộc sống.

BQT diễn đàn xin thông báo:
Để xem được đầy đủ nội dung và có một số chức năng đặc biệt giành cho các thành viên của diễn đàn. Các bạn hãy đăng ký làm thành viên của diễn đàn để có được các quyền lợi và nhiều tiện ích đó.
๑۩۞۩๑ GIỚI TRẺ XỨ VẠN PHÚC๑۩۞۩๑
Chào mừng đến với diễn đàn :giới trẻ xứ Vạn Phúc".
Hãy đến và cùng chia sẻ, giao lưu, kết bạn cùng chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng chào đón.
Chúc các bạn luôn vui vẻ, mạnh khỏe và thành đạt trong cuộc sống.

BQT diễn đàn xin thông báo:
Để xem được đầy đủ nội dung và có một số chức năng đặc biệt giành cho các thành viên của diễn đàn. Các bạn hãy đăng ký làm thành viên của diễn đàn để có được các quyền lợi và nhiều tiện ích đó.
๑۩۞۩๑ GIỚI TRẺ XỨ VẠN PHÚC๑۩۞۩๑
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

๑۩۞۩๑ GIỚI TRẺ XỨ VẠN PHÚC๑۩۞۩๑

|̲̲̲͡͡͡ ̲▫̲͡ ̲̲̲͡͡π̲̲͡͡ ̲̲͡▫̲̲͡͡ ̲|̡̡̡̡̡͡ ̡ ̴̡ı̴̡̡ *̡͌l̡*̡̡ YÊU THƯƠNG ĐOÀN KẾT_*̡͌l̡*̡̡ ̴̡ı̴̴̡ ̡̡͡|̲̲̲͡͡͡ ̲▫̲͡ ̲̲̲͡͡π̲̲͡͡ ̲̲͡▫̲̲͡͡ ̲|
 
Trang ChínhTin Công Giáo TLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Các wed công giáo.

Hội đồng Giám Mục Việt Nam

Tổng GP Hà Nội

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thanh Hóa

Giáo phận Lạng Sơn

Giáo phận Vinh

Giáo phận Hải Phòng

Giáo phận Nha Trang

Giáo phận Đà Lạt

Giáo phận Phan Thiết

Giáo phận Cần Thơ

Giáo phận Phú Cường

Tổng Giáo phận Huế

Giáo phận Phú Yên

Giáo phận Vĩnh Long

Giáo phận Mỹ Tho

Giáo phận Long Xuyên

Giáo phận Ban Mê Thuột

Tổng Giáo phận Sài Gòn

Giáo phận Đà Nẵng

Radio Mẹ hằng cứu giúp

Mẹ hằng cứu giúp

Nữ vương công lý

Đài tiếng nói Hoa Kỳ

Đài phát thanh quốc tế Pháp

Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

Công Giáo Việt Nam

Thông tấn xã Công Giáo VN

Công Giáo Việt Nam

Đài phát thanh chân lý Á Châu

Truyền thông Công Giáo

Ủy ban Kinh Thánh

Ủy ban mục vụ Gia Đình

Ủy ban mục vụ di dân

Thánh Linh

Dân Chúa

Dân Chúa USA

Truyền Hình Công Giáo

Vatican Tiếng Việt

BBC Tiếng Việt
Sưu tập.
Phương thức lần hạt mân côi
117 Thánh tử đạo Việt Nam
Danh Sách Các Ðức Hồng Y, Tổng Giám Mục
Ảnh Các Tông Đồ của Chúa Giê-su (Apostles )
Hạnh các thánh
Kinh đọc hằng ngày
Gợi ý xét mình
101 Giai thoại các thánh
Các Thánh Dành Cho Bạn Trẻ
- Hãy Bảo Vệ Sự Sống -

 

 (video) Đàng Thánh giá (Suy niệm) Phần I

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 210
Join date : 11/01/2010

(video) Đàng Thánh giá (Suy niệm) Phần I Empty
Bài gửiTiêu đề: (video) Đàng Thánh giá (Suy niệm) Phần I   (video) Đàng Thánh giá (Suy niệm) Phần I Mlry1uMon Apr 05, 2010 3:46 pm

VietCatholic đã hoàn thành xong videos Chặng Đàng Thánh Giá với sự cộng tác của đông đảo quý cha, quý tu sĩ nam nữ, và anh chị em giáo dân nhiều nơi trên thế giới, từ Los Angeles, Sydney, Melbourne, Adelaide cho tới Perth. (trích Lời tri ân).

Quý vị có thể coi link chủ trên chính trang theo link sau [You must be registered and logged in to see this link.]

Lời mở đầu:
Kính thưa anh chị em,

Tư tưởng chính của 14 Chặng Đàng Thánh Giá xuất hiện ngay vào lời nguyện mở đầu và xuất hiện lần nữa nơi Chặng Thứ Mười Bốn. Đó là những lời của Chúa Giêsu trong ngày Chúa Nhật Lễ Lá “nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác” (Ga 12:24)

Nói lên điều này, Thiên Chúa so sánh quá trình cuộc sống của Người nơi trần thế với sự sống của một hạt lúa, mà chỉ có chết đi mới sinh ra hạt. Người làm sáng tỏ cuộc sống trần thế của người, cái chết của Người và sự phục sinh của người từ quan điểm của Bí Tích Thánh Thể Chí Thánh. Tóm lại là toàn thể mầu nhiệm của Người. Người đã trải qua cái chết của Người như một hành động tự hiến thân. Người là Ngôi Lời Nhập Thể giở đây trở nên lương thực cho chúng ta, của ăn dẫn đến cuộc sống chân thật, đời sống vĩnh cửu. Lời Vĩnh Cửu, quyền lực phát sinh nên sự sống đến từ trời chính là bánh manna thật, bánh được ban tặng cho con người trong đức tin và trong bí tích.

Như thế Chặng Đàng Thánh Giá là một con đường dẫn đến trung tâm mầu nhiệm Bí Tích Thánh Thể. Lời nguyện của Chặng Đàng Thánh Giá là một con đường dẫn tới sự hiệp thông tâm linh sâu xa với Chúa Giêsu.

Cái nhìn này tương phản với sự diễn tả hoàn toàn đa cảm tới Chặng Đàng Thánh Giá. Nơi Chặng Thứ Tám khi Chúa nói lên sự nguy hiểm này với phụ nữ thành Giêrusalem khóc thương cho Người. Chỉ có đa cảm thôi thì không bao giờ đủ. Chặng Đàng Thánh Giá phải là một trường học đức tin, đức tin từ ngay bản chất “hành động qua đức ái” (Gl 5:6). Điều này không nói rằng đa cảm đó không có chỗ đứng thích hợp của nó. Các Nghị Phụ đã coi tâm hồn chai đá là thói hư tật xấu chính của người tà giáo, và họ đã thỉnh cầu tiên tri Ezekiel, là người đã loan báo cho dân Israel lời hứa của Thiên Chúa để cất đi trái tim chai đá của họ và ban cho họ những trái tim bằng thịt (x Ed 11:19). Chặng Đàng Thánh Giá mà chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa chia sẻ những thống khổ của con người, một Thiên Chúa không hững hờ và xa cách, nhưng đến giữa chúng ta, ngay cả cam chịu cái chết trên cây thập tự (x Pl 2:8).

Thiên Chúa chia sẻ sự đau khổ của chúng ta, Thiên Chúa xuống làm người để mang thánh giá của chúng ta, người muốn biến đổi những trái tim chai đá; Người mời gọi chúng ta chia sẻ sự đau khổ của người khác. Người muốn cho chúng ta một “trái tim bằng thịt”, mà nó sẽ không còn vô tình trước sự đau khổ của người khác, nhưng nó có thể cảm xúc dẫn đến tình yêu để hàn gắn và hồi phục. Một lần nữa ở đây, chúng ta trở về với những lời của Chúa Giêsu về hạt lúa, mà chính Người đã nằm xuống như một chân lý căn bản cho đời sống Kitô hữu ”Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời.” (Ga 12:25, x Mt 16:25, Mc 8:35, Lc 9:24 và câu Lc 17:33: “Ai tìm cách giữ mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình, thì sẽ bảo tồn được mạng sống”.

Chúng ta cũng nhận thấy rõ ràng ý nghĩa của những lời mà Phúc Âm Nhất Lãm đưa trước lời kết luận sứ điệp của Chúa Kitô: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16:24). Chính Chúa Giêsu đã làm sáng tỏ cho chúng ta “Chặng Đàng Thánh Giá”; Người đã dạy chúng ta cầu nguyện và tuân theo thể nào: Chặng Đàng Thánh Giá là con đường tự chịu thua thiệt, là con đường tình yêu chân thật. Trên con đường này Người đã đi trước chúng ta, trên con đường này Người dạy chúng ta cách cầu nguyện Chặng Đàng Thánh Giá. Một lần nữa chúng ta trở về với hạt lúa, trở về với Bí Tích Thánh Thể Chí Thánh, trong đó những hoa trái của cái chết và Phục Sinh của Chúa Kitô được tiếp tục hiện diện giữa chúng ta. Torng Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu bước đi bên cạnh chúng ta, như Người đã đi cùng với những môn đệ thành Emmau, chính Người bắt đầu lại lần nữa một phần cho lịch sử chúng ta.

Lời nguyện khai mạc:

Nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Amen

Lạy Chúa Giêsu Kitô, vì lợi ích cho chúng con mà Chúa đã trở nên hạt lúa gieo vào lòng đất và chết đi, để nó sinh nhiều hoa trái (Ga 12: 24). Chúa mời gọi chúng con theo Chúa trên con đường mà Chúa đã nói với chúng con là “Ai yêu quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời này, thì sẽ giữ lại được cho sự sống đời đời.” (Ga 12:25). Vâng chúng con gắn bó với cuộc đời chúng con và không muốn bỏ rơi nó; chúng con muốn tự giữ lấy cho chính mình. Chúng con muốn giữ chặt nó, không chịu cho đi. Nhưng Chúa đi trước chúng con, Chúa tỏ cho chúng con thấy rằng chỉ bằng cách cho đi cuộc sống chúng con mà chúng con có thể cứu nó. Khi chúng con cùng đi với Chúa theo Chặng Đàng Thánh Giá, Chúa dẫn chúng con dọc chặng đường của hạt lúa, chặng đường sinh sôi nhiều hoa trái tới sự vĩnh cửu. Thánh giá -- tự hiến thân - đè nặng trên chúng con. Dọc theo chính Chặng Đàng Thánh Giá của Chúa, Chúa đã mang lấy thánh giá của chúng con. Vì tình yêu thương của Chúa tiếp tục đồng hành với chúng con mọi lúc trong cuộc đời, chúng con đã không gánh vác trong quá khứ cho dù chỉ một khoảng khắc,. Hôm nay chúng con mang thánh giá đó với con và vì con, và kinh ngạc thay Chúa muốn con giống như ông Simon thành Cyrênê, để theo Chúa cùng vác thập giá cho Chúa. Chúa muốn chúng con đi bộ với Chúa và tự hiến cho Chúa trong sự phục vụ cứu rỗi cho thế giới.

Xin ban cho chúng con để chặng Đàng Thánh Cha của chúng con không chỉ là một lòng đạo đức thoáng qua. Xin giúp tất cả chúng con để cùng đồng hành với Chúa không chỉ bằng những tư tưởng cao thượng, nhưng với tất cả tâm hồn chúng con và với tất cả mọi bước đi mỗi ngày trong cuộc đời. Xin giúp chúng con triệt để phát họa ra chặng Đàng Thánh Giá và kiên trì trên con đường của Chúa. Xin giải thoát chúng con khỏi sự sợ hải của Thập Tự, khỏi sự sợ hải của phường nhạo báng, khỏi sự sợ hãi để cuộc đời chúng con thoát khỏi sự níu kéo nếu chúng con cứ khăng khăng bám víu mọi sự đến với chúng con.

Xin giúp chúng con lột trần tất cả những cám dỗ đó mà nó hứa mang lại cuộc sống, mà cuối cùng chỉ mang đến cho chúng con sự hão huyền và giả trá của nó. Xin giúp chúng con đừng chiếm lấy cuộc sống nhưng biết cho đi. Như Chúa đồng hành với chúng con trên chặng đường của hạt lúa; trong sự “mất đi mạng sống chúng con”, xin giúp giúp con biết khám phá ra con đường tình yêu, con đường mang lại cho chúng con sự sống chân thật và sự sống dồi dào. (x Ga 10:10).
Lm. Gioan Trần Công Ngh

Chặng thứ Nhất
Chúa Giêsu trong vườn Cây Dầu

Rồi Người đi ra núi Ô-liu như đã quen. Các môn đệ cũng theo Người. Đến nơi, Người bảo các ông: "Anh em hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ."

Rồi Người đi xa các ông một quãng, chừng bằng ném một hòn đá, và quỳ gối cầu nguyện rằng: "Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha."

Bấy giờ có thiên sứ tự trời hiện đến tăng sức cho Người. Người lâm cơn xao xuyến bồi hồi, nên càng khẩn thiết cầu xin. Và mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất.

Cầu nguyện xong, Người đứng lên, đến chỗ các môn đệ, thấy các ông đang ngủ vì buồn phiền, Người liền nói với các ông: "Sao anh em lại ngủ? Dậy mà cầu nguyện, kẻo sa chước cám dỗ."
(Lc. 22:39-46)

Suy Niệm:

Khi màn đêm buông xuống thành Giêrusalem, những cây ôliu trong vườn Giệtsimani với tiếng lá xào xạc cả ngày nay cũng như muốn đưa chúng ta trở về cái đêm đau khổ và cầu nguyện mà Chúa Giêsu đã trải qua. Ngài nổi bật, cô đơn, giữa quang cảnh đó, qùy gối trên đất của khu vườn. Như mọi người đang phải đối diện với cái chết, Chúa Kitô cũng đầy những đau khổ. Thực ra chữ nguyên thủy mà Thánh Gioan dùng là "agonia", chiến đấu. Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu thật thống thiết, căng thẳng như trong một trận chiến, và mồ hôi Ngài pha lẫn với máu chảy trên khuôn mặt Ngài là bằng chứng của một trạng thái bị hành hạ cam go, dữ dội.

Ngài kêu thấu lên trời cao, lên Chúa Cha Đấng dường như đang im lặng một cách bí ẩn: “Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này khỏi con”, chén đau khổ và chết chóc. Trong một đêm tối, Giacóp, một trong các tổ phụ của dân Do Thái, bên bờ một nhánh sông Giođan, cũng đã từng gặp gỡ Thiên Chúa như một nhân vật huyền nhiệm, và “đã chiến đấu với ông cho đến tảng sáng”[2]. Cầu nguyện trong lúc bị thử thách là một kinh nghiệm đảo lộn hồn xác, và Chúa Giêsu cũng vậy, trong tăm tối của đêm ấy “với tiếng kêu lớn và nước mắt đã dâng lời van xin khẩn nguyện lên Thiên Chúa là Đấng có thể cứu Người khỏi chết”[3]

Trong Chúa Kitô nơi vườn Giệtsimani, đang chiến đấu và đầy lo âu, chúng ta cũng tìm thấy chính mình khi chúng ta trải qua đêm đau khổ xé lòng, đêm cô đơn vì xa cách người thân, vì sự yên lặng của Thiên Chúa. Theo nghĩa này, như đã từng có người nói, “Chúa Giêsu sẽ còn đau khổ cho đến tận thế, Ngài không thể nghỉ yên vì Ngài tìm kiếm sự đồng hành và sự cảm thông”[4] như bao nhiêu người đau khổ khác trên trái đất này. Trong Ngài, chúng ta cũng thấy khuôn mặt chúng ta, đẫm lệ và hằn lên nỗi sầu khổ.

Tuy nhiên, cuộc chiến đấu của Chúa Giêsu không dẫn đến cám dỗ tuyệt vọng và đầu hàng, nhưng dẫn đến lời tuyên xưng sự tín thác nơi Chúa Cha và ý định mầu nhiệm của Ngài. Đó chính là những lời kinh Lạy Cha mà Ngài đưa ra cho chúng ta trong giờ phút cay đắng ấy: “Các con hãy cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ… không phải theo ý con nhưng xin vâng theo ý Cha!”. Và này đây thiên thần an ủi, củng cố, và cảm thông hiện ra để giúp Chúa Giêsu, và giúp chúng ta bền đỗ cho đến cùng của cuộc hành trình.

[2] x. Sáng Thế 32:23-32.
[3] x. Do Thái 5:7.
[4] Blaise Pascal, Pensées, số. 555, ed. Brunswieg.
Lm. Francis Lý Văn Ca


Chặng thứ Hai
Chúa Giêsu bị Giuđa phản bội và bị bắt

Người còn đang nói, thì một đám đông xuất hiện, kẻ dẫn đầu là Giuđa, một người trong Nhóm Mười Hai. Hắn lại gần Đức Giêsu để hôn Người. Đức Giêsu bảo hắn: "Giuđa ơi, sao anh dùng cái hôn mà nộp Con Người? "

Thấy việc sắp xảy ra, những kẻ đứng chung quanh liền hỏi: "Thưa Thầy, chúng con tuốt gươm chém được không? ". Rồi một người trong nhóm rút gươm và chém đứt tai phải tên đầy tớ của thượng tế. Đức Giêsu lên tiếng: "Thôi, ngừng lại." Và Người sờ vào tai tên đầy tớ mà chữa lành cho hắn!

Sau đó Đức Giêsu nói với các thượng tế, lãnh binh Đền Thờ và kỳ mục đến bắt Người: "Tôi là một tên cướp sao mà các ông đem gươm giáo gậy gộc đến bắt? Ngày ngày, tôi ở giữa các ông trong Đền Thờ, sao các ông không tra tay bắt. Nhưng đây là giờ của các ông, giờ của quyền lực tối tăm."

(Lc 22:47-53)

Suy Niệm:

Trong đêm tối, giữa những luồng cây cây ôliu trong vườn Giệtsimani, một nhóm nhỏ đang lần mò tiến tới: dẫn đầu là Giuđa, “một trong nhóm Mười Hai”, một trong các môn đệ của Chúa Giêsu. Trong trình thuật của Thánh Luca, Giuđa không nói một lời nào, hắn xuất hiện một cách lạnh lùng. Ông ta ngượng ngùng vội hôn mặt Chúa như một ám hiệu vì lời của Chúa Giêsu đang vang vọng trong tâm hồn hắn: "Giuđa ơi, sao anh dùng cái hôn mà nộp Con Người? ". Đó là những lời đau lòng nhưng cương quyết; những lời vạch trần gút mắc của tội lỗi đang ứ tràn trong con tim chai lì của người môn đệ trên bờ tuyệt vọng.

Suốt dòng lịch sử, sự phản bội và cái hôn Giuđa đã trở thành biểu tượng cho những bất trung, bội giáo, và lường gạt. Và Chúa đang phải đối diện với những thách đố phũ phàng của phản bội và cô đơn bị mọi người bỏ rơi !

Cảnh vật im lìm của vườn Giệtsimani đột nhiên trở nên náo nhiệt: trái ngược với hình ảnh Chúa qùi cầu nguyện một mình thân thưa khẩn nguyện với Chúa Cha... Bỗng nhiên cảnh tuợng điên loạn ồn ào hung hãn của toán quân và những người ghét Chúa kéo đến bủa vây Chúa nhưng Chúa Giêsu vẫn bình thản... Ngài biết rõ rằng sự dữ bao trùm lịch sử con người bằng chiếc khăn liệm của gây hấn và tàn bạo: “Đây là giờ của các ngươi, là giờ của quyền lực tối tăm”.

Chúa Kitô không muốn các môn đệ của Ngài, sẵn sàng tuốt gươm, phản ứng lại sự ác bằng bạo lực Ngược lại Chúa muốn các ông dùng yêu thương tha thứ để luớt thắng thù hận! Đêm tối sẽ phải nhường bước cho bình minh, ánh sáng sẽ chiếu tỏa trên bóng tối. sự phản bội sẽ bị khuất phục trước ăn năn. Như chính Đức Giêsu đã dạy chúng ta trên núi Tám Mối Phúc Thật, chúng ta cần phải “thương yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ bách hại chúng ta”[5] nếu chúng ta muốn thấy một thế giới mới và khác biệt.

[5] Mt 5:44
Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng

Chặng thứ Ba
Đức Giêsu bị Thượng Hội Đồng Do Thái kết án

Khi trời sáng, đoàn kỳ mục trong dân, các thượng tế và kinh sư nhóm họp. Họ điệu Người ra trước Thượng Hội Đồng và hỏi: "Ông có phải là Đấng Mêsia thì nói cho chúng tôi biết! "

Người đáp: "Tôi có nói với các ông, các ông cũng chẳng tin; tôi có hỏi, các ông cũng chẳng trả lời. Nhưng từ nay, Con Người sẽ ngự bên hữu Thiên Chúa toàn năng."

Mọi người liền nói: "Vậy ông là Con Thiên Chúa sao? "

Người đáp: "Đúng như các ông nói, chính tôi đây."

Họ liền nói: "Chúng ta cần gì lời chứng nữa? Chính chúng ta vừa nghe miệng hắn nói! "

(Lc 22:66-71)

Suy Niệm:

Bình minh của ngày Thứ Sáu Tuần Thánh vươn lên từ Núi Cây Dầu, sau khi chiếu sáng các thung lũng sa mạc miền Giuđa. Bẩy mươi mốt thành viên Hội Đồng Công Tọa, cơ chế cao nhất của Do Thái, đã tập trung thành một vòng bán cung chung quanh Chúa Giêsu. Phiên xử khai mạc với thủ tục thông thường của tòa án: kiểm tra lý lịch của bị cáo, đưa ra những lý do để buộc tội, và nghe các nhân chứng. Việc xét xử một vấn đề tôn giáo thuộc về thẩm quyền của tòa án này. Điều này được biểu lộ từ hai câu hỏi chủ yếu: “Ông có phải là Đấng Kitô? Ông có phải là con Thiên Chúa không?”

Câu trả lời của Chúa Giêsu khởi đầu từ một căn bản hầu như thất vọng: “Tôi có nói với các ông, các ông cũng chẳng tin; tôi có hỏi, các ông cũng chẳng trả lời”. Ngài biết rằng nghi ngại, ngờ vực và hiểu lầm đang vây quanh Ngài. Ngài có thể thấy mình đang bị vây quanh bởi bức tường của nghi kỵ và thù địch, và cảm thấy nặng nề hơn bởi bức tường đó được dựng lên bởi chính cộng đồng tôn giáo và quốc gia của Ngài. Vịnh gia đi trước Ngài đã có một kinh nghiệm chán chường như thế: “Nếu sự lăng mạ cho ta đến từ một kẻ thù, ta có thể chịu được; nếu kẻ cạnh tranh với ta nổi lên chống lại ta, ta có thể tránh né. Nhưng chính là ngươi, bạn đồng hành của ta, bạn thiết của ta! Tình nghĩa chúng ta thân thiết là dường nào. Chúng ta đã không từng tiến bước thuận thảo trong nhà Thiên Chúa đó sao?”[6].

Thế nhưng, mặc dù có sự nghi kỵ ấy, Chúa Giêsu đã không ngần ngại công bố mầu nhiệm nơi Ngài, mầu nhiệm mà từ giờ phút đó sẽ được tỏ lộ như một sự hiển linh. Sử dụng ngôn từ của Thánh Kinh, Ngài tuyên xưng mình là “Con Người ngự bên hữu Thiên Chúa toàn năng”. Vinh quang của Đấng Cứu Thế được Israel trông đợi giờ đây hiển thị nơi người tù này. Thật vậy, đó chính là con Thiên Chúa, Đấng mà giờ đây, oái oăm thay lại xuất hiện dưới hình dạng của một người bị kết án. Câu trả lời của Chúa Giêsu – “Tôi là” – thoạt đầu nghe có vẻ là lời tự thú của một bị cáo, nhưng thực tế là một lời tuyên xưng trang trọng về thần tính của Ngài. Trong Thánh Kinh, hai chữ “Tôi là” chính là tên gọi và là danh xưng của chính Thiên Chúa[7].

Lời cáo buộc, mà tối hậu dẫn đến một án tử, vì vậy trở nên một mạc khải, và cũng là lời tuyên xưng đức tin của chúng ta nơi Chúa Kitô, Con Thiên Chúa. Người bị cáo ấy, bị hạ nhục bởi một nhóm kiêu căng, một phiên tòa kiêu hãnh, bởi một bản án đã được đóng dấu sẵn, nhắc nhở chúng ta nghĩa vụ chứng tá cho sự thật. Một chứng tá phải được mạnh mẽ đưa ra vang dội ngay cả khi ta bị cám dỗ mạnh mẽ muốn che đậy, cam chịu, hay chiều theo ý kiến đang thịnh hành. Nói theo một phụ nữ trẻ Do Thái bị kết án phải chết trong một trại tập trung[8]: “ đối lại với mỗi trò kinh tởm hay một tội ác mới, chúng ta phải đưa ra một mảnh mới của sự thật và điều thiện chất chứa trong chúng ta. Chúng ta có thể phải đau khổ nhưng chúng ta không thể đầu hàng”.

[6] Tv 55(54): 12-15.
[7] x. Xh 3:14.
[8] Etty Hillesum, Nhật Ký 1941-1943 (3/7/1943).
Lm. Nhạc Sĩ Văn Chi

Chặng thứ Tư
Ông Phêrô chối Chúa Giêsu

Họ bắt Đức Giêsu, điệu Người đến nhà vị thượng tế. Còn ông Phêrô thì theo xa xa. Họ đốt lửa giữa sân và đang ngồi quây quần với nhau, thì ông Phêrô đến ngồi giữa họ. Thấy ông ngồi bên ánh lửa, một người tớ gái nhìn ông chòng chọc và nói: "Cả bác này cũng đã ở với ông ấy đấy!”

Ông liền chối: "Tôi có biết ông ấy đâu, chị! "

Một lát sau, có người khác thấy ông, liền nói: "Cả bác nữa, bác cũng thuộc bọn chúng! " Nhưng ông Phêrô đáp lại: "Này anh, không phải đâu! "

Chừng một giờ sau, có người khác lại quả quyết: "Đúng là bác này cũng đã ở với ông ấy, vì bác ta cũng là người Galilê."

Nhưng ông Phêrô trả lời: "Này anh, tôi không biết anh nói gì! "

Ngay lúc ông còn đang nói, thì gà gáy.

Chúa quay lại nhìn ông, ông sực nhớ lời Chúa đã bảo ông: "Hôm nay, gà chưa kịp gáy, thì anh đã chối Thầy ba lần."

Và ông ra ngoài, khóc lóc thảm thiết.

Lc 22:54-62

Suy Niệm:

Chúng ta hãy quay lại đêm chúng ta đã bỏ lại đằng sau khi tiến vào phòng Chúa Giêsu bị xử án lần thứ nhất. Bóng đêm và cái lạnh đã bị xuyên thủng bởi những ánh lửa bập bùng trong sân của dinh Hội Đồng Công Tọa. Các người đầy tớ và lính tráng đang hơ tay cho ấm; ánh lửa soi rõ mặt họ. Và ba giọng nói, lần lượt tiếp nối nhau, vang lên, và ba cánh tay chĩa thẳng vào khuôn mặt mà họ nhận ra, khuôn mặt ông Phêrô.

Đầu tiên là một giọng đàn bà. Chị ta là người tớ gái trong dinh; nhìn thẳng vào mắt người môn đệ, chị ta thốt lên: “Cả bác này cũng đã ở với ông ấy đấy!”. Rồi một giọng đàn ông vang lên: “Cả bác nữa, bác cũng thuộc bọn chúng!”. Một người đàn ông khác sau đó cũng đã đưa ra một cáo buộc tương tự sau khi nghe giọng miền Bắc của ông Phêrô: "Đúng là bác này cũng đã ở với ông ấy, vì bác ta cũng là người Galilê.".

Đối diện với những tuyên bố này, vị Tông Đồ, trong một phản ứng tự vệ hốt hoảng đã không ngại nói dối “Tôi không biết ông Giêsu! Tôi không phải là môn đệ ông ấy! Tôi không biết ông đang nói gì!”. Ánh lửa bập bùng trong sân xuyên thấu qua khuôn mặt của ông Phêrô và phơi bày tâm hồn tan nát của ông, sự yếu đuối, tính ích kỷ và nỗi khiếp nhược của ông. Chỉ vài giờ trước đó, ông đã tuyên bố “"Dầu tất cả có vấp ngã đi nữa, thì con cũng nhất định là không… Dầu có phải chết với Thầy, con cũng không chối Thầy." [9]

Tuy nhiên, tấm màn đã không buông xuống trên sự phản bội này như trường hợp của Giuđa. Trong đêm đó một tiếng nói chọc thủng sự yên tĩnh của Giêrusalem, đặc biệt là lương tâm của chính ông Phêrô, đó là tiếng gà gáy. Chính ngay lúc này, Chúa Giêsu tiến ra từ trong phiên tòa đã kết án Ngài. Thánh Luca mô tả ánh mắt trao đổi giữa Chúa Kitô và ông Phêrô bằng một từ trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là nhìn chằm chặp vào mặt một người nào. Nhưng như vị Thánh Sử ghi nhận, đó không phải là ánh mắt một người nhìn một người, đó là “Chúa”, với ánh mắt nhìn thấu thẳm sâu tâm hồn, nơi tận cùng của những bí ẩn trong lòng người.

Từ đôi mắt vị Tông Đồ nhỏ ra những giọt lệ ăn năn. Trong câu chuyện của ngài cô đọng biết bao những câu chuyện về bất trung và hoán cải, về yếu đuối và tự do. “Tôi khóc và tôi tin!” trong hai chữ đơn giản này, hàng trăm năm sau, một người hoán cải [10] đã so sánh kinh nghiệm của mình với kinh nghiệm của ông Phêrô, qua đó nói thay cho chúng ta, những người trong cuộc sống hàng ngày đã có những phản bội nho nhỏ, trong khi tự biện hộ cho mình với những lời biện minh hèn nhát, và để cho chính mình bị khuất phục bởi sợ hãi. Nhưng, như vị Tông Đồ, chúng ta cũng có thể chọn con đường đem chúng ta đến với ánh mắt Chúa Kitô và chúng ta có thể nghe Ngài ủy thác cho chúng ta với cùng một sứ vụ: cả anh nữa “một khi anh đã trở lại, hãy củng cố anh em mình”[11].

[9] Mc 14:29, 31.
[10] FRANÇOIS-RENÉ DE CHATEAUBRIAND, Sự chân thật của Kitô Giáo (1802).
[11] Lc 22:32.
Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm

Chặng Thứ Năm
Chúa Giêsu chịu quan Philatô xét xử

Bấy giờ ông Philatô triệu tập các thượng tế, thủ lãnh và dân chúng lại mà nói: "Các ngươi nộp người này cho ta, vì cho là tay kích động dân, nhưng ta đã hỏi cung ngay trước mặt các ngươi, mà không thấy người này có tội gì, như các ngươi tố cáo. Cả vua Hêrôđê cũng vậy, bởi lẽ nhà vua đã cho giải ông ấy lại cho chúng ta. Và các ngươi thấy đó, ông ấy chẳng can tội gì đáng chết cả. Vậy ta sẽ cho đánh đòn rồi thả ra."

Vào mỗi dịp lễ lớn, ông Philatô phải phóng thích cho họ một người tù. Nhưng tất cả mọi người đều la ó: "Giết nó đi, thả Baraba cho chúng tôi! "Tên này đã bị tống ngục vì một vụ bạo động đã xảy ra trong thành, và vì tội giết người.

Ông Philatô muốn thả Đức Giêsu, nên lại lên tiếng một lần nữa. Nhưng họ cứ một mực la lớn: "Đóng đinh! Đóng đinh nó vào thập giá! "

Lần thứ ba, ông Philatô nói với họ: "Nhưng ông ấy đã làm điều gì gian ác? Ta xét thấy ông ấy không có tội gì đáng chết. Vậy ta sẽ cho đánh đòn rồi thả ra." Nhưng họ cứ la to hơn, nhất định đòi phải đóng đinh Người. Và tiếng la càng thêm dữ dội.

Ông Philatô quyết định chấp thuận điều họ yêu cầu.Ông phóng thích người tù họ xin tha, tức là tên bị tống ngục vì tội bạo động và giết người. Còn Đức Giêsu thì ông trao nộp theo ý họ muốn.

(Lc 23:13-25)

Suy Niệm:

Chúa Giêsu giờ đây bị bủa vây với những dấu hiệu của đế quốc, những cờ xí, những con ó và những tiêu chuẩn của thẩm quyền đế quốc, và còn thêm nữa, một thành trì của quyền lực là dinh tổng trấn Philatô, một con người khó hiểu mà tên tuổi không ai biết đến trong lịch sử Đế Quốc La Mã. Nhưng đó lại chính là tên chúng ta nghe mỗi ngày Chúa Nhật trên khắp thế giới, chính phiên tòa đã diễn ra nơi đây nên trong Kinh Tin Kính các tín hữu Kitô tuyên xưng Chúa Kitô “chịu đóng đinh dưới thời quan Phongxiô Philatô”. Đàng khác, con người này dường như là hóa thân của một sự áp chế tàn bạo, cỡ như Thánh Luca đã mô tả trong một trang khác trong Phúc Âm của ngài khi đề cập đến một ngày bên trong đền thờ ông này đã trộn máu của người Do Thái với máu súc vật bị sát tế [12]. Về phía ông này, chúng ta chứng kiến một quyền lực tối tăm và lạ lẫm khác: quyền lực tàn bạo của đám đông bị lèo lái bởi những lực lượng bí mật đang giăng bẫy trong hậu trường. Kết quả là quyết định phóng thích một tên nổi loạn và giết người là Barabas.

Mặt khác, chúng ta lại thấy ló dạng một hình ảnh khác của Philatô: ông ta dường như tiêu biểu cho một sự bình đẳng pháp luật truyền thống và cho tính khách quan của luật La Mã. Thật vậy, đã ba lần Philatô có ý muốn thả Chúa Giêsu vì không có đủ bằng chứng, trong khi đề ra phán quyết cùng lắm là đánh đòn mà thôi. Các cáo buộc chống lại Chúa Giêsu không đạt tiêu chuẩn của một cuộc điều tra tư pháp nghiêm chỉnh. Như những gì mà các Thánh Sử đã trình bày, Philatô biểu thị một sự cởi mở nhất định, một thái độ đón nhận mà cuối cùng đã dần dà phai nhạt và biến mất.

Bị áp lực bởi ý kiến công chúng, Philatô chọn một thái độ thường thấy trong thời đại chúng ta: thờ ơ, thiếu quan tâm, lo cho mình trên hết. Để tránh rắc rối và có thể vươn lên nữa, chúng ta sẵn sàng giày đạp sự thật và công lý. Sự vô luân minh nhiên tối thiểu còn gây ra được một cú sốc hay một phản ứng nào đó, chứ cách hành xử thuần tuý phi luân này không gây ra chút băn khoăn nào; nó làm tê liệt lương tâm, đè nén sự hối hận, và làm chai lỳ tâm trí. Cho nên, sự thờ ơ là cái chết chậm của nhân loại đích thật.

Hậu quả có thể thấy được trong lựa chọn cuối cùng của Philatô. Như những người La Mã xưa thường nói, một thứ công lý sai lầm và lãnh đạm giống như một mạng nhện trong đó những con ruồi kẹt lại và chết đi nhưng những con chim có thể xé toạc đi bằng sức mạnh lực bay của mình. Chúa Giêsu, một trong những con người thấp cổ bé họng trên trần gian này, không có quyền bật lên một lời, bị chết nghẹt trong mạng lưới này. Và như chúng ta thường làm, Philatô đứng nhìn từ xa xa, rửa tay, và như một người vô can, quay đi – qua đó Thánh Sử Gioan chỉ ra cho chúng ta [13] – câu hỏi muôn đời tiêu biểu cho mọi hình thái của chủ nghĩa hoài nghi và chủ nghĩa luân lý tương đối: “Sự thật là gì?”.

[12] x. Lc 13:1.
[13] Ga 18:38
Lm. Phêrô Nguyễn Minh Thúy
Về Đầu Trang Go down
https://gioitrevanphuc.forumvi.com
Apba
Admin
Admin
Apba


Tổng số bài gửi : 39
Join date : 15/01/2010

(video) Đàng Thánh giá (Suy niệm) Phần I Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: (video) Đàng Thánh giá (Suy niệm) Phần I   (video) Đàng Thánh giá (Suy niệm) Phần I Mlry1uFri Jul 08, 2011 9:22 pm

Chặng Thứ 6 : Chúa Giêsu chịu đánh đòn và đội mạo gai


Chặng Thứ 7 : Chúa Giêsu Vác Thánh Giá




Chặng Thứ 8 : Ông Simon vác đỡ thánh giá Chúa Giêsu



Chặng Thứ 9 : Chúa Giêsu yên ủi các phụ nữ thành Giêrusalem




Chặng Thứ 10 : Chúa Giêsu chịu đóng đinh




Chặng Thứ 11 : Chúa Giêsu hứa thiên đàng cho người trộm lành



Chặng Thứ 12 : Chúa Giêsu trên thập giá, gần Mẹ và môn đệ




Chặng Thứ 13 : Chúa Giêsu chết trên thánh giá




Chặng Thứ 14 : Táng xác Chúa Giêsu trong mồ




Chặng Thứ 15 : Chúa Giêsu phục sinh


Về Đầu Trang Go down
 
(video) Đàng Thánh giá (Suy niệm) Phần I
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» (video) Đàng Thánh giá (Suy niệm) Phần III
» (video) Đàng Thánh giá (Suy niệm) Phần IV
» (video) Đàng Thánh giá (Suy niệm) Phần II
» Tìm hiểu về Thánh lễ - phần 1
» 14 CHẶNG ĐÀNG THÁNH GIÁ CHÚA GIÊSU

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
๑۩۞۩๑ GIỚI TRẺ XỨ VẠN PHÚC๑۩۞۩๑ :: Thư giãn. :: Video :: Film công giáo.-
Chuyển đến 
Xem video
Video Đức Cố Thánh Cha Gioan-Phaolô II

(video) Đàng Thánh giá (Suy niệm)

(video) Cuộc đời Thánh Donbosco
Dự báo thời tiết.

Thủ đô Hà Nội
Ha Noi
Cố đô Huế
Co Do Hue
Tp Ðà Nẵng
Da Nang
Tp Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh
Lịch
Chia sẻ thông tin.
Wed liên kết.