๑۩۞۩๑ GIỚI TRẺ XỨ VẠN PHÚC๑۩۞۩๑
Chào mừng đến với diễn đàn :giới trẻ xứ Vạn Phúc".
Hãy đến và cùng chia sẻ, giao lưu, kết bạn cùng chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng chào đón.
Chúc các bạn luôn vui vẻ, mạnh khỏe và thành đạt trong cuộc sống.

BQT diễn đàn xin thông báo:
Để xem được đầy đủ nội dung và có một số chức năng đặc biệt giành cho các thành viên của diễn đàn. Các bạn hãy đăng ký làm thành viên của diễn đàn để có được các quyền lợi và nhiều tiện ích đó.
๑۩۞۩๑ GIỚI TRẺ XỨ VẠN PHÚC๑۩۞۩๑
Chào mừng đến với diễn đàn :giới trẻ xứ Vạn Phúc".
Hãy đến và cùng chia sẻ, giao lưu, kết bạn cùng chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng chào đón.
Chúc các bạn luôn vui vẻ, mạnh khỏe và thành đạt trong cuộc sống.

BQT diễn đàn xin thông báo:
Để xem được đầy đủ nội dung và có một số chức năng đặc biệt giành cho các thành viên của diễn đàn. Các bạn hãy đăng ký làm thành viên của diễn đàn để có được các quyền lợi và nhiều tiện ích đó.
๑۩۞۩๑ GIỚI TRẺ XỨ VẠN PHÚC๑۩۞۩๑
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

๑۩۞۩๑ GIỚI TRẺ XỨ VẠN PHÚC๑۩۞۩๑

|̲̲̲͡͡͡ ̲▫̲͡ ̲̲̲͡͡π̲̲͡͡ ̲̲͡▫̲̲͡͡ ̲|̡̡̡̡̡͡ ̡ ̴̡ı̴̡̡ *̡͌l̡*̡̡ YÊU THƯƠNG ĐOÀN KẾT_*̡͌l̡*̡̡ ̴̡ı̴̴̡ ̡̡͡|̲̲̲͡͡͡ ̲▫̲͡ ̲̲̲͡͡π̲̲͡͡ ̲̲͡▫̲̲͡͡ ̲|
 
Trang ChínhTin Công Giáo TLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Các wed công giáo.

Hội đồng Giám Mục Việt Nam

Tổng GP Hà Nội

Giáo phận Thái Bình

Giáo phận Thanh Hóa

Giáo phận Lạng Sơn

Giáo phận Vinh

Giáo phận Hải Phòng

Giáo phận Nha Trang

Giáo phận Đà Lạt

Giáo phận Phan Thiết

Giáo phận Cần Thơ

Giáo phận Phú Cường

Tổng Giáo phận Huế

Giáo phận Phú Yên

Giáo phận Vĩnh Long

Giáo phận Mỹ Tho

Giáo phận Long Xuyên

Giáo phận Ban Mê Thuột

Tổng Giáo phận Sài Gòn

Giáo phận Đà Nẵng

Radio Mẹ hằng cứu giúp

Mẹ hằng cứu giúp

Nữ vương công lý

Đài tiếng nói Hoa Kỳ

Đài phát thanh quốc tế Pháp

Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

Công Giáo Việt Nam

Thông tấn xã Công Giáo VN

Công Giáo Việt Nam

Đài phát thanh chân lý Á Châu

Truyền thông Công Giáo

Ủy ban Kinh Thánh

Ủy ban mục vụ Gia Đình

Ủy ban mục vụ di dân

Thánh Linh

Dân Chúa

Dân Chúa USA

Truyền Hình Công Giáo

Vatican Tiếng Việt

BBC Tiếng Việt
Sưu tập.
Phương thức lần hạt mân côi
117 Thánh tử đạo Việt Nam
Danh Sách Các Ðức Hồng Y, Tổng Giám Mục
Ảnh Các Tông Đồ của Chúa Giê-su (Apostles )
Hạnh các thánh
Kinh đọc hằng ngày
Gợi ý xét mình
101 Giai thoại các thánh
Các Thánh Dành Cho Bạn Trẻ
- Hãy Bảo Vệ Sự Sống -

 

 TUẦN BÁT NHẬT CẦU CHO CÁC KITÔ HỮU HIỆP NHẤT

Go down 
Tác giảThông điệp
soccon
Tiều phu
Tiều phu



Tổng số bài gửi : 26
Join date : 24/03/2010
Age : 35

TUẦN BÁT NHẬT CẦU CHO CÁC KITÔ HỮU HIỆP NHẤT Empty
Bài gửiTiêu đề: TUẦN BÁT NHẬT CẦU CHO CÁC KITÔ HỮU HIỆP NHẤT   TUẦN BÁT NHẬT CẦU CHO CÁC KITÔ HỮU HIỆP NHẤT Mlry1uFri Mar 26, 2010 3:12 pm


TUẦN BÁT NHẬT CẦU CHO CÁC KITÔ HỮU HIỆP NHẤT

NGÀY II – NGÀY 19 THÁNG GIÊNG
SỰ HIỆP NHẤT TRONG GIÁO HỘI
TUẦN BÁT NHẬT CẦU CHO CÁC KITÔ HỮU HIỆP NHẤT King_jesus_
Sự hiệp nhất với Chúa Kitô là nền tảng sự hiệp nhất các tín hữu.

Chúa Giêsu ước mong chúng ta được liên kết với Người bằng những mối dây bền chặt, như những phần chi thể liên kết với nhau. Chúa Giêsu đã so sánh mối liên hệ này như cây nho và các nhành nho: Thầy là Cây Nho thật. Tại tiền đường đền thờ Jerusalem có một tác phẩm điêu khắc cây nho bằng vàng rất lớn. Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ của Người về tri thức đạo thánh. Các con ở trong Thầy, và Thầy ở trong các con. Như nhành không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, các con cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. Thầy là cây nho, các con là nhành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, các con không thể làm gì được. Anh em hãy xem, những nhành đầy hoa trái là nhờ được chia sẻ dòng nhựa từ thân cây. Chúng ta biết, trước đó một vài tháng, chúng chỉ là những chồi nhỏ, nhất định không thể sinh được trái mọng làm thỏa mắt và vui tâm hồn. Nằm rải rác đây đó trên mặt đất, chúng ta có thể nhìn thấy những cành khô. Trước kia chúng đã từng là những nhành nho; giờ đây, chúng khô héo và chết đi, một hình ảnh rõ nét của sự cằn cỗi: ‘bởi vì không có Thầy, các con không thể làm gì được.’

Sự hiệp nhất với Chúa Kitô là nền tảng cho sự hiệp nhất giữa các tín hữu. Chúng ta tất cả đều liên đới với nhau và được củng cố trong thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô. Trong sách Tông Đồ Công Vụ, chúng ta thấy các tín hữu tiên khởi đồng tâm nhất trí chuyên cần cầu nguyện và để tất cả tài sản của họ làm sở hữu chung; họ bán đất đai của cải, lấy tiền đem chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu. Niềm tin vào Chúa Kitô đưa đến những hiệu quả thực tế trong thái độ của chúng ta với nhau. Niềm tin vào Chúa Kitô phải thúc bách chúng ta sống với nhau trong tình yêu huynh đệ như các tín hữu tiên khởi, đồng lòng hợp nhất với nhau.

Thánh Phaolô đã viết: Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và không ngừng cầu nguyện. Đức Gioan Phaolô II cũng nói, Sự hiệp nhất của chúng ta đối với Chúa Kitô trong Thánh Thể phải được thể hiện trong thực tế cuộc sống chúng ta ngày hôm nay – trong những hành động, thái độ, lối sống, và những tương giao giữa chúng ta với nhau. Thánh Thể là lời mời gọi từng người chúng ta hãy luôn nỗ lực để sống như những môn đệ đích thực của Chúa Giêsu: thành thực trong ngôn từ, quảng đại trong hành động, quan tâm, tôn trọng phẩm giá và quyền lợi mọi người - dù họ thuộc đẳng cấp hoặc thu nhập nào – hy sinh bản thân, công bình chính trực, tử tế, biết cảm thông, và làm chủ bản thân… Sự thực về cuộc hiệp thông của chúng ta với Chúa Giêsu Kitô trong Thánh Thể sẽ được kiểm chứng qua việc chúng ta có yêu mến anh chị em của chúng ta hay không; và qua việc chúng ta xử đối với nhau thế nào; nhất là với gia đình của chúng ta…, chúng ta có cố gắng hòa giải với những người đối nghịch, hoặc chúng ta có tha thứ cho những ai làm tổn thương và xúc phạm đến chúng ta hay không.

Tình thân mật với Chúa Kitô sẽ dạy cho chúng ta có một tâm hồn vĩ đại trong việc đối xử những người chúng ta gặp gỡ trên đường. Điều này càng đúng hơn nữa trong trường hợp những người thân và bạn hữu của chúng ta.

Ưu tiên cho sự hiệp nhất.

Hy sinh để mưu cầu sự hiệp nhất toàn vẹn của Giáo Hội là một đảm bảo cho tinh thần đại kết. Chúng ta tưởng rằng người ngoại giáo - không cùng đức tin với chúng ta - lại có thể đến với Giáo Hội khi nhìn thấy cách đối xử xấu xa giữa những người tự nhận là môn đệ của Chúa Kitô hay sao?

Tinh thần hiệp nhất sẽ được thể hiện trong đức ái chúng ta dành cho các tín hữu khác, sự sẵn lòng trung thành với các nguyên tắc đạo thánh, và mềm mỏng vâng phục Đức Giáo Hoàng và các giám mục. Đức Phaolô VI đã dạy, Tự nhận mình là Công Giáo vẫn chưa đủ. Cần phải có tinh thần hiệp nhất thực sự. Con cái nam nữ của Giáo Hội phải là những người xây dựng khối hiệp nhất đích thực… Trong thời đại chúng ta có rất nhiều cuộc thảo luận với anh chị em ly khai. Tất cả rất tốt và lành mạnh. Đại kết là một công trình tốt đẹp, đáng được mọi người thực tâm cộng tác. Nhưng chúng ta đừng quên bổn phận của mình là phải phấn đấu hơn nữa cho sự hiệp nhất bên trong của Giáo Hội, một điều thiết yếu cho sức sống tinh thần và tông đồ của Giáo Hội.

Chúa Giêsu đã nêu ra một dấu chỉ không sai lầm, mà thế gian nhờ đó sẽ nhận ra các môn đệ đích thực của Người: Cứ dấu này mà mọi người sẽ nhận ra các con là môn đệ của Thầy, là các con yêu thương nhau. Thánh Augustine nói, Tình huynh đệ như chất ximăng dính kết những tảng đá sống động của tòa nhà Giáo Hội. Và thánh Phaolô đã kêu gọi các tín hữu giáo đoàn Galata: Vậy, bao lâu còn thời giờ, chúng ta hãy làm điều thiện cho mọi người, nhất là cho những anh em trong cùng đại gia đình đức tin. Thánh Phêrô cũng viết những lời tương tự: Hãy tôn kính mọi người. Hãy yêu thương anh chị em.

Vào thời kỳ bách hại tại Roma, chữ huynh đệ mang một ý nghĩa thật sâu sắc. Nhờ những gian truân bên ngoài, sự hiệp nhất giữa các tín hữu càng bền chặt hơn nữa. Ngày nay, chúng ta cảm thấy nhu cầu phải củng cố hơn nữa những đặc tính đặc trưng của Giáo Hội Công Giáo: các tinh thần liên đới, thân hữu, cảm thông, tôn trọng di sản giáo lý và những tập tục, vâng phục, và quyền bính đức tin. Đó là những điểm cốt yếu của sức mạnh và vẻ đẹp của Giáo Hội, minh chứng cho tính xác thực của Giáo Hội. Nếu chúng ta phải yêu thương những người không hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội, thì chúng ta còn phải thực hiện đức ái như thế nào, đối với các anh chị em trong cùng đức tin của chúng ta?

Tình yêu Chúa Kitô đưa chúng ta đến chỗ tránh mọi hình thức chỉ trích anh chị em Công Giáo, đặc biệt là hàng giáo sĩ và giáo phẩm. Nếu tình cờ biết một vị lãnh đạo nào đó trong Giáo Hội có gương mù, chúng ta hãy cố gắng cầu nguyện cho ngài, và khi thuận tiện, có thể góp ý một cách tế nhị và kính trọng. Chúng ta hãy xin Đức Mẹ giúp chúng ta trong cuộc chiến đấu này. Hãy tập cho quen nói về mọi người và mọi việc họ làm một cách hiền từ, đặc biệt khi nói về những người vất vả phụng sự Thiên Chúa. Khi nào không thể được, hãy giữ im lặng. Lời phê bình gay gắt hoặc tức tối rất gần với lời nói hành hoặc vu khống.

Bậc thang đức ái.

Khi gặp nguy hiểm, tự nhiên ai cũng tìm cách bảo vệ đầu mình. Người tín hữu cũng cảm thấy tương tự như thế khi Giáo Hội bị tấn công. Chúng ta phải bảo vệ Đức Thánh Cha và các giám mục địa phương nơi chúng ta sinh sống và làm việc. Chúa bao giờ cũng hài lòng với tấm lòng trung tín của chúng ta dành cho các mục tử của Người. Tích cực hơn nữa là chúng ta hãy cầu nguyện cho Đức Thánh Cha, các giám mục và ý nguyện của các ngài: Dominus conservet eum et vivificet eum, et beatum faciat eum in terra… Chúa gìn giữ ngài, thêm xuống sinh lực và ban cho ngài đời này hạnh phúc… Chúng ta xin Chúa giữ gìn và ban thêm sức mạnh cho các ngài, đồng thời gia tăng quyền bính của các ngài trên trần gian…

Lòng yêu hiệp nhất sẽ giúp chúng ta duy trì sự hòa hợp huynh đệ. Chúng ta sẽ chọn điều liên kết hơn chia rẽ: đó là việc cầu nguyện, thái độ thành tâm, sửa chữa huynh đệ, hiệp thông các thánh.

Chúng ta hãy nhớ có một bậc thang trong đức ái. Thiên Chúa là nấc thang cao nhất trong mọi ưu tiên của chúng ta. Các mối liên đới đức tin, huyết thống, quyền lợi, việc làm, địa phương cũng rất quan trọng. Vì thế trong đức ái, thật sai lầm khi chúng ta chăm sóc cho người dưng nước lã hơn cho những người thân thuộc chung quanh. Thánh Augustine nói ngài không loại trừ một ai, nhưng đặc biệt hiến thân quảng đại cho bạn hữu và thân nhân trong gia đình nhiều hơn. Trong cách thể hiện đức ái như thế, tôi không có gì phải ân hận, bởi vì tôi biết Thiên Chúa hiện diện trong tất cả những ai Người đã đặt bên cạnh tôi. Thánh Bernard xin Chúa cho ngài biết quan tâm chăm sóc mảnh đất đã được trao phó cho ngài.

Sự hiệp nhất trong nội bộ Giáo Hội là phương thế tuyệt hảo để đưa người ngoài về với đức tin. Đức ái chúng ta đối với anh chị em trong Giáo Hội có một hấp lực rất lớn, thúc đẩy người ngoài gia nhập gia đình thiêng liêng của chúng ta. Lời cầu nguyện và hy sinh cho Giáo Hội của chúng ta cần phải được cụ thể hóa trong đời sống hằng ngày. Hy vọng chứng từ này sẽ làm thức tỉnh những tín hữu Công Giáo đã xa lạc Giáo Hội, và có lẽ cũng đã xa cách Chúa Giêsu Kitô.
Về Đầu Trang Go down
 
TUẦN BÁT NHẬT CẦU CHO CÁC KITÔ HỮU HIỆP NHẤT
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tìm hiều các ngày lễ trong năm -THÁNG 1
» Phêrô và Phaolô - Tượng đài hiệp nhất
» Sinh hoạt trại hè Giới trẻ 2011 " Hiệp Nhất-Yêu Thương"
» Chúa nhật Lễ Lá.
» chúa nhật V mùa chay

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
๑۩۞۩๑ GIỚI TRẺ XỨ VẠN PHÚC๑۩۞۩๑ :: CHIA SẺ! :: Thư viện công giáo. :: Các ngày lễ trong năm-
Chuyển đến 
Xem video
Video Đức Cố Thánh Cha Gioan-Phaolô II

(video) Đàng Thánh giá (Suy niệm)

(video) Cuộc đời Thánh Donbosco
Dự báo thời tiết.

Thủ đô Hà Nội
Ha Noi
Cố đô Huế
Co Do Hue
Tp Ðà Nẵng
Da Nang
Tp Hồ Chí Minh
Ho Chi Minh
Lịch
Chia sẻ thông tin.
Wed liên kết.